Theo TS. Nguyễn Diệu Linh - Phó trưởng khoa khám bệnh Tân Triều Bệnh viện K Trung ương, tới năm 2020, dự tính có 10 triệu người trên thế giới tử vong vì bệnh ung thư chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển. Điều đáng ngại là còn tồn tại nhiều quan niệm sai lầm về căn bệnh này dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Dưới đây là những quan niệm sai lầm của người dân về bệnh ung thư mà TS. Nguyễn Diệu Linh khuyến cáo người bệnh không nên mắc phải.
Hình ảnh: Các giai đoạn biến đổi của tế bào ung thư
1. Ung thư là án tử hình.
Ung thư có 200 bệnh khác nhau do những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì vậy tiến trình phát triển bệnh cũng khác nhau. Ung thư là sự phân chia của các tế bào một cách mất kiểm soát. Tuy nhiên, ung thư không phải là chết. Nếu tuân thủ việc khám sức khỏe và phác đồ điều trị đúng đắn, vẫn có thể sống khỏe tới già hoặc kéo dài thời gian sống, bởi nhiều loại ung thư có thể chữa khỏi tới 90% như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp...
2. Ăn trứng vịt lộn làm cho tế bào ung thư phát triển nhanh
Nhiều thử nghiệm lâm sàng được thử nghiệm tại Mỹ đã chỉ ra, việc sử dụng đường tinh luyện cũng như các thực phẩm chứa đường (bánh ngọt, sữa, đường tinh luyện) không làm cho tế bào ung thư phát triển nhanh chóng hơn.
Chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh rằng, việc ăn trứng vịt lộn hay các thực phẩm có nguồn gốc tế bào mầm làm tăng nguy cơ gây ung thư. Trong trứng vịt lộn có nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
3. Bệnh ung thư có tính lây lan
Ung thư là bệnh không lây nhiễm. Bệnh không lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, tiếp xúc... Vì vậy, không có lý do gì để xa lánh hay phải có biện pháp phòng tránh đối với người bệnh ung thư.
4. Đi dự đám tang làm cho bệnh di căn nhanh hoặc tái phát trở lại
Phải khẳng định rằng, đi dự đám tang dẫn tới việc tế bào ung thư di căn hay bệnh quay trở lại là không có căn cứ khoa học. Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang là do ảnh hưởng về mặt tâm lý. Đây cũng là cảm giác xảy ra không chỉ với người bệnh ung thư mà với bất cứ người nào.
5. Sừng tê giác chữa được ung thư Lý giải về tin đồn sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh ung thư, GS.TS Hoàng Bảo Châu khẳng định: “Không có bất cứ một tài liệu y học nào ghi chép về tác dụng này. Trong dược liệu cổ xưa của người Trung Quốc có ghi: sừng tê giác trị ung thư, nhưng từ “ung thư” trong sách cổ thời ấy có nghĩa là: mụn nhọt, hoàn toàn không liên hệ tới căn bệnh ung thư (cancer) mà y học phương Tây hiện nay. Việc nhầm lẫn khi đọc văn thư cổ có thể là nguồn gốc của những tin đồn thất thiệt, gây ra ảo tưởng và việc hao tiền tốn của cho những bệnh nhân thiếu hiểu biết.”
6. Phẫu thuật làm cho tế bào ung thư lây lan nhanh hơn
Phẫu thuật là loại bỏ khối u bằng cách cắt bỏ. Khi phẫu thuật còn kiểm tra và loại bỏ những nhóm hạch gần đó mà ung thư dễ di căn đến.
Phẫu thuật có thể trị khỏi một số bệnh ung thư ở giai đoạn sớm (giai đoạn I, II có hiệu quả 50%-60%)
Ưu điểm của phẫu thuật trong điều trị ung thư là khả năng làm giảm bệnh nhanh nếu không có ổ di căn nhỏ. Vì có thể cắt bỏ khối ung thư ngay lập tức đặc biệt nếu ung thư được loại bỏ hoàn toàn.
Mục đích của phẫu thuật trong điều trị ung thư
6.1, Phẫu thuật dự phòng
Là cắt bỏ tổn thương tiền ung thư, viêm loét dài ngày… để giảm nguy cơ ung thư
6.2, Phẫu thuật chẩn đoán
Phẫu thuật để sinh thiết, kiểm tra và sau đó đưa ra kết quả cụ thể để phục vụ chẩn đoán. Việc này giúp điều trị hiệu quả và chính xác hơn.
6.3, Phẫu thuật ung thư với mục đích điều trị
Trong phẫu thuật điều trị có 2 loại đó là cắt bỏ hoàn toàn khối u và phẫu thuật phẫu thuật giảm kích thước khối u, giảm nhẹ triệu chứng.
Tùy theo giai đoạn bệnh bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện loại phẫu thuật tương ứng. hỗ trợ cho việc thực hiện các phương pháp điều trị khác như hóa trị hoặc xạ trị…
Ngoài ra khi áp dụng điều trị miễn dịch tế bào, kích thước, số lượng tế bào ung thư càng ít, thì hiệu quả điều trị bằng miễn dịch càng cao. Vì vậy các bác sỹ chuyên khoa về điều trị miễn dịch ung thư luôn khuyến khích bệnh nhân làm phẫu thuật trước khi áp dụng điều trị miễn dịch.
Quan điểm về phẫu thuật làm ung thư bùng phát nhanh hơn
Nhiều người cho rằng việc động dao kéo sẽ làm khối u di căn, tái phát nhanh hơn, sau phẫu thuật bệnh bùng phát mạnh hơn, bệnh nhân nhanh tử vong hơn.
Phẫu thuật là một thủ thuật xâm lấn cơ thể, vì vậy bệnh nhân phải chịu những tổn thương và cần có thời gian dài để hồi phục sau phẫu thuật. Phẫu thuật ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của các bộ phận bình thường làm giảm hay mất chức năng của cơ thể liên quan đến bộ phận bị cắt bỏ. Nếu ung thư quá nhỏ mà mắt thường không thể thấy được hay khối u đã di căn đến nơi xa hơn thì việc loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư để điều trị tận gốc là không thể. Tất cả các chấn thương gây ra một loạt các qúa trình viêm tại chỗ và toàn thân, làm tế bào ung thư lưu lại lâu hơn tại vị trí viêm.
Tổn thương không thể tránh khỏi trong quá trình cắt bỏ và thao tác với khối u cũng như hệ thống mạch máu đã được chứng minh là dẫn đến việc đẩy các tế bào khối u vào máu và hệ bạch huyết. Xử lý khối u có thể dẫn đến sự gia tăng ít nhất gấp 10 lần các tế bào khối u đang lưu hành. Ngoài ra các yếu tố liên quan đến quá trình phẫu thuật: Thuốc mê, truyền máu, hạ thân nhiệt, chảy máu hay nhiễm trùng sau phẫu thuật cũng là những điểm không tốt cho người bệnh ung thư. Việc có nên phẫu thuật hay không phải được đánh giá toàn diện trước phẫu thuật, dựa vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khoẻ, thể chất, tuổi của bệnh nhân.
Nên áp dụng các phương pháp phẫu thuật làm giảm gánh nặng cho bệnh nhân: Phẫu thuật nội soi…và cân nhắc điều trị kết hợp phẫu thuật với các phương pháp như hoá trị, xạ trị, miễn dịch tế bào để giảm sự di căn, tái phát của ung thư.
Không nên tự đưa ra phán đoán là có phẫu thuật hay không, mà nên làm các xét nghiệm, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và trao đổi với chuyên gia về điều trị ung thư để đưa ra quyết định.
7. Nhịn ăn để diệt trừ hoàn toàn tế bào ung thư
Khi nhịn ăn, tế bào ung thư chết thì tất nhiên cũng kéo theo các tế bào khác trong cơ thể chết theo. Như vậy, đồng nghĩa với việc cơ thể chúng ta cũng sẽ tử vong.
Ngược lại, người bệnh khi đang điều trị ung thư sẽ cần phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng, đáp ứng quá trình điều trị của nhiều loại thuốc nặng.
8. Thay thế liệu pháp chữa trị
Không ít người khi biết mình bị ung thư đã không đến ngay các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh tuân theo phác đồ của bác sĩ mà nghe theo các lời mách bảo truyền miệng như dùng, uống các loại thuốc lá, thuốc Đông y không rõ nguồn gốc. Đây là hành động vô tình làm người bệnh tự đánh mất đi thời gian vàng điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng thuốc lá không có hiệu quả, bệnh nặng lên, người bệnh mới quay trở lại điều trị theo lộ trình của bác sĩ thì đã muộn.
Vì vậy, Tuyệt đối không nên bỏ dở liệu trình mà bác sĩ đang điều trị cho bạn để nghe theo những lời đồn thổi, tự ý dùng các biện pháp khác điều trị ung thư như dùng các loại lá, loại thuốc được mách bảo.
9. Sợ bệnh và không điều trị
Sự thật: Nếu không điều trị, ung thư sẽ khiến người bệnh tử vong. Việc điều trị có thể giúp người bệnh cơ hội kéo dài sự sống. Có những tình huống, bác sĩ ung thư đề nghị không điều trị gì cả, đặc biệt nếu bệnh nhân rất suy kiệt hoặc hóa trị liệu cho thấy không tác dụng. Những lúc này, bệnh nhân có thể chọn chăm sóc giảm nhẹ, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
10. Ung thư không được hóa trị, xạ trị
Khái niệm về xạ trị
Là sử dụng bức xạ (Tia X, tia gamma, ion dương, hạt anpha, hạt beta, hạt nặng… ) để tiêu diệt tế bào ung thư làm giảm kích thước khối u hay làm khối u biến mất.
Mục đích của xạ trị
1, Để ngăn chặn ung thư quay trở lại (tái phát) ở một vị trí khác trong cơ thể
2, Để điều trị các triệu chứng do ung thư tiến triển
3, Để điều trị ung thư tái phát
Tác dụng phụ của xạ trị
Tuỳ vào vị trí xạ và phương pháp xạ trị mà có các tác dụng phụ: Mệt mỏi, bỏng rát da, rụng tóc, giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu do ức chế tuỷ xương, viêm miệng, rối loạn vị giác, đau nhức, ho, khó thở, viêm phổi kẽ, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiểu tiện, đi tiểu ra máu…
Nhiều người cho rằng xạ trị làm cho bệnh nhân nhanh chết hơn, do các tác dụng phụ nặng nề của xạ trị làm bệnh nhân nhanh chóng bị suy kiệt, giảm chất lượng cuộc sống, tốn kém chi phí và lãng phí thời gian.
Tuy nhiên, tuỳ vào loại ung thư và phương pháp xạ trị mà xạ trị có những hiệu quả nhất định. Đặc biệt là gần đây nhiều phương pháp xạ trị tiên tiến ra đời có hiệu quả cao, nhưng lại ít tác dụng phụ hơn hẳn như : ion dương, ion nặng…
Nhiều luận văn khoa học đã chỉ ra rằng, nếu kết hợp xạ trị với liệu pháp miễn dịch, sẽ làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư:
- Miễn dịch liệu pháp có hiệu quả kéo dài thời gian sống, làm tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, nhưng hiệu quả làm thu nhỏ và biến mất khối u không cao. Miễn dịch có tác dụng tốt với khối u nhỏ, nhưng ít có hiệu quả nếu khối u có kích thước lớn, số lượng tế bào nhiều.
Xạ trị giúp thu nhỏ kích thước khối u, làm giảm số lượng tế bào ung thư, tạo điều kiện cho trị liệu miễn dịch hoạt động hiệu quả.
- Giống như hoá trị, xạ trị giúp cho việc biểu hiện kháng nguyên ung thư ra phân tử MHC mạnh mẽ hơn. Từ đó tế bào đuôi gai dễ hấp thu và trình diện kháng nguyên, tế bào T dễ dàng nhận diện và tăng cường sự công kích, tiêu diệt tế bào ung thư.
- Ngoài ra xạ trị kết hợp miễn dịch làm tăng hiệu quả Abscopal (hiệu ứng không tính mục tiêu): Sau khi chiếu xạ, thì xuất hiện ảnh hưởng rõ ràng ở những vùng ngoài vùng chiếu xạ (như thu nhỏ kích thước hoặc làm biến mất khối u ở ngoài vùng được chiếu xạ). Điều này được giải thích là do kết hợp xạ trị với miễn dịch, làm tăng hiệu quả điều trị toàn thân của miễn dịch.
Như vậy không thể phủ nhận hoàn toàn hiệu quả của xạ trị với điều trị ung thư, mà đối với mỗi loại ung thư, giai đoạn của bệnh mà cân nhắc áp dụng có xạ trị hay không. Đồng thời cân nhắc áp dụng điều trị miễn dịch kết hợp để tăng hiệu quả chống khối u và giảm tác dụng phụ của xạ trị.
11. Có nhiều người cho rằng hoá trị làm cho cơ thể suy kiệt và nhanh chết hơn.
Hoá trị chỉ tăng lên 10% tỷ lệ sống sau 5 năm. Nhưng bệnh nhân phải chịu đựng những tác dụng phụ nặng, rất khổ sở. Vì vậy mà có quan điểm cho rằng sau phẫu thuật, thà không điều trị hoá trị sẽ không phải chịu đựng những gánh nặng về tác dụng phụ, không tốn chi phí và thời gian.
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu và luận văn khoa học đưa ra bằng chứng rằng:
- Hoá trị đa số gây ức chế tuỷ xương, làm giảm bạch cầu, nhưng điều trị miễn dịch kết hợp lại khắc phục nhược điểm này của hoá trị. Vì vậy có thể kéo dài thời gian điều trị bằng hoá chất. Do đó kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
- Hoá trị kích thích tế bào ung thư trình diện ra nhiều kháng nguyên, các kháng nguyên biểu hiện mạnh hơn trên phân tử MHC. Vì vậy tế bào miễn dịch dễ dàng nhận ra, công kích và tiêu diệt tế bào ung thư mạnh mẽ hơn.
- Ngoài ra, năm 2018 phát hiện ra các thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch: Opdivo, Keytruda, Tecentrip, Imfinzi, Bavencio…đã mở ra một cuộc cách mạng mới trong điều trị ung thư. Tuy nhiên dùng các thuốc này theo liều khuyến cáo, giá thành cực kỳ cao, và các tác dụng phụ cũng khá nặng nề. Nhưng nếu kết hợp điều trị những thuốc này ở liều thấp (thường bằng 1 phần 6 liều khuyến cáo) kết hợp với liệu pháp miễn dịch, lại cho hiệu quả điều trị cao, tác dụng phụ nhẹ và giá thành điều trị kết hợp hai phương pháp này chỉ bằng 1 nửa so với điều trị đơn độc bằng các thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch. Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng các thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch và dừng một thời gian, sau đó áp dụng liệu pháp miễn dịch cũng cho hiệu quả tương tự. Điều này được lý giải là sau khi đưa các thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch vào cơ thể, thì thuốc còn tồn tại kéo dài trong cơ thể ở nồng độ thấp, khi điều trị miễn dịch, nó vừa hay kết hợp với nhau để tấn công tế bào ung thư.
- Áp dụng liệu pháp miễn dịch làm tăng sự sản sinh G-CSF (yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt), làm cho nồng độ của nó tương đương với nồng độ khi điều trị bằng G-CSF.
- Sử dụng kết hợp khéo léo hoá trị và miễn dịch cho tác dụng làm giảm kích thước khối u, tăng cường chất lượng cuộc sống và góp phần kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.
Kết luận
Hoá trị có những ưu điểm và nhược điểm của nó, tuỳ vào giai đoạn bệnh, loại ung thư mà bác sỹ sẽ lựa chọn loại hoá chất, liều và số chu trình hoá trị phù hợp. Việc sử dụng hoá trị liệu còn cần cân nhắc đến tác dụng phụ và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân.
Hoá trị kết hợp với miễn dịch tế bào làm tăng tác dụng hiệp đồng chống ung thư, tăng chất lượng cuộc sống và góp phần kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.
Điều trị ung thư - ví dụ hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật - có thể có tác dụng phụ. Các phương pháp điều trị được thiết kế để tiêu diệt các tế bào ung thư, chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, nhưng các tế bào ung thư bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Nhiều bệnh nhân ung thư kéo dài sự sống nhờ hoá trị, xạ trị. Tại Anh, 96% bệnh nhân đang được chữa khỏi bệnh ung thư tinh hoàn, so với dưới 70% vào những năm 1970, nhờ thuốc hóa trị liệu cisplatin. 75% trẻ em bị ung thư hiện đã được chữa khỏi, so với chỉ 25% vào cuối những năm 1960 nhờ hóa, xạ trị.
12. Về bồi bổ trong ung thư
Nhiều người cho rằng, bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi bổ trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất, sau đó ăn gạo lứt, muối vừng để không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Có người không ăn thịt đỏ, chất đạm, uống sữa, ăn thịt, trứng mà chỉ ăn chay... Sai lầm này khiến bệnh nhân suy dinh dưỡng, ảnh hưởng điều trị, rút ngắn thời gian sống, tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong.
Chế độ ăn uống cần đầy đủ và cân đối gồm rau, hoa quả, sữa chua. Tránh thực phẩm giàu đạm, đường, lipid, kiêng đồ cay, nóng, chất kích thích trước, trong và sau quá trình điều trị. Dinh dưỡng đầy đủ giúp gười bệnh nâng cao thể lực, đủ sức theo hết liệu trình điều trị và giảm tác dụng phụ không mong muốn.
13. Nếu ai đó trong gia đình bị ung thư, tôi cũng mắc nó
Sự thật: Khoảng 5 đến 10% bệnh ung thư là do đột biến gene di truyền. Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn chắc chắn sẽ bị ung thư. Để ung thư xảy ra thì ngoài di truyền, còn các yếu tố khác như lão hóa, hút thuốc, phóng xạ...
Các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, bệnh do thói quen sinh hoạt làm tăng khả năng tổn thương trên vật chất di truyền của tế bào. Gây đột biến gen: Đột biến các gen gây ung thư, đột biến các gen ức chế ung thư làm ung thư hình thành và phát triển.
Các thành viên trong cùng gia đình thường có chung các yếu tố về môi trường sinh hoạt sống, chịu ảnh hưởng của các yếu tố vật lý, hoá học, thói quen sinh hoạt, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như nhau. Ngoài ra truyền lại cho các thế hệ sau các gen bị đột biến làm tăng nguy cơ ung thư.
Kết luận
Khi có thành viên trong gia đình bị ung thư, thì nguy cơ ung thư đối với các thành viên khác của gia đình là cao hơn. Vì vậy những thành viên trong gia đình cần tầm soát, phát hiện sớm để thay đổi nhằm phòng bệnh, cũng như phát hiện bệnh sớm để điều trị giai đoạn sớm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
14. Các chất khử mùi, chống mồ hôi liên quan ung thư vú
Sự thật: Đây vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi và các nhà nghiên cứu chưa đi đến thống nhất. Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, không có bằng chứng kết luận mối liên quan giữa việc sử dụng các chất chống mồ hôi hay khử mùi ở nách với bệnh ung thư vú.
15. An toàn với bệnh ung thư vì không ai trong gia đình mắc bệnh
Sự thật: Cứ 4 đến 5 người trên thế giới, nam hay nữ, thì có khoảng một người có khả năng bị ung thư trong suốt cuộc đời. Ung thư là do đột biến gene xảy ra trong các tế bào. Mỗi người có thể đã thừa hưởng đột biến gen từ bố mẹ.
Tuy nhiên, đột biến gene cũng có thể xảy ra liên tục trong suốt cuộc đời một người, từ các yếu tố như tiếp xúc với thuốc lá, phóng xạ, các chất gây ung thư, virus, vi khuẩn.. Các yếu tố khác như béo phì và bệnh đái tháo đường cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
16. Điều trị ung thư sẽ khiến gia đình phá sản
Sự thật: Bảo hiểm y tế và những hỗ trợ khác vẫn có sẵn để giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này, không nên vì lo lắng chi phí điều trị mà từ bỏ.
17. Một số thực phẩm, phương thuốc không chính thống có thể ngăn ngừa, trị khỏi
Sự thật: Những thực phẩm này thường đắt tiền, không có lợi hơn chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng. Nên dành tiền mua thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng hơn là những loại được quảng cáo rầm rộ trên các trang mạng.
18. Kỳ thị bệnh nhân ung thư
Sự thật: Không nên thiếu hiểu biết mà kỳ thị, xa lánh bệnh nhân ung thư.
19. Tự ý điều trị, nghe lời truyền miệng, dùng lá cây hay thuốc gia truyền
Sự thật: Nhiều bệnh nhân khi biết bị ung thư, không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, mặc dù bệnh còn ở giai đoạn điều trị được. Sau khi tìm đến các phương pháp "trôi nổi", không có cơ sở khoa học, theo chỉ dẫn truyền miệng, quảng cáo..., bệnh ngày càng nặng, đôi khi quay lại bệnh viện không thể điều trị được nữa.
Một số người tự ý điều trị hay nghe lời truyền miệng, dùng lá cây hay thuốc gia truyền. Trong khi đó, bôi, đắp lá cây lên bướu dễ làm bướu bùng phát dữ dội, bội nhiễm, nhiễm trùng. Bệnh viện Ung bướu TP HCM từng ghi nhận một số trường hợp có dòi trên bướu.
20. Điều trị ung thư ở những nơi không đúng chuyên khoa hoặc cơ sở không an toàn
Ung thư phát triển và lan tràn không theo một quy luật nào hết, có thể xâm lấn nhiều cơ quan. Mổ ung thư bắt buộc phải lấy hết tế bào ung thư nên nhiều khi phải cắt thêm một số cơ quan quan trọng. Vì vậy, phải mổ những trung tâm có nhiều chuyên khoa ung thư cùng phối hợp, trang thiết bị hiện đại, kíp gây mê hồi sức giỏi và ngân hàng máu thuận lợi cho cuộc mổ, nếu chẳng may bị tai biến có thể xoay xở kịp thời.
Điều trị ung thư gồm đa mô thức. Mổ chỉ là bước đầu tiên dọn dẹp sạch để các vũ khí khác tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư. Nên điều trị ung thư từ 2-3 vũ khí trở lên (phẫu - hóa - xạ - miễn dịch - ngắm trúng đích), để việc điều trị đạt hiệu quả.