logo
  • Seta clinic Hà Nội
  • Liệu pháp miễn dịch tự thân
  • Hotline: 0975381102
  • Thứ 2 – Thứ 7: 8:00am – 6:00pm

CƠ CHẾ MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ

Hệ miễn dịch rất cần thiết cho sự sống, nếu không có hệ miễn dịch, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, v.v.... hệ miễn dịch giữ cho chúng ta khỏe mạnh khi tiếp xúc với mầm bệnh. Hệ miễn dịch ở khắp cơ thể và liên quan đến nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô. Điều quan trọng là hệ miễn dịch có thể phân biệt mô của cơ thể với mô ngoại lai. Các tế bào chết hay hỏng cũng được hệ miễn dịch nhận ra và loại bỏ.

1. Có ba loại miễn dịch:

  • Miễn dịch bẩm sinh

Miễn dịch bẩm sinh này bao gồm các rào cản bên ngoài của cơ thể chúng ta - tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh - chẳng hạn như da và màng nhầy của cổ họng và ruột.

Nếu mầm bệnh tìm cách né tránh hệ miễn dịch bẩm sinh, khả năng miễn dịch thích ứng hoặc thụ động sẽ xảy ra.

  • Miễn dịch chủ động

Khi chúng ta tiếp xúc với bệnh tật hoặc được tiêm vắc-xin, chúng ta xây dựng một thư viện kháng thể với các mầm bệnh khác nhau. Điều này đôi khi được gọi là bộ nhớ miễn dịch vì hệ miễn dịch của chúng ta nhớ những mầm bệnh trước đó.

  • Miễn dịch thụ động

Loại miễn dịch này được “mượn” từ một nguồn khác, nhưng không kéo dài vô tận. Ví dụ, em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động này bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.

2. Một số tế bào chính trong hệ miễn dịch

 Tế bào bạch cầu

Tế bào bạch cầu, hay còn được gọi là bạch cầu. Bạch cầu lưu thông trong các mạch máu và các mạch bạch huyết song song với các tĩnh mạch và động mạch. Các tế bào bạch cầu tuần tra liên tục và tìm kiếm mầm bệnh. Khi thấy mục tiêu, chúng bắt đầu nhân lên và gửi tín hiệu đến các loại tế bào khác.

Có hai loại bạch cầu chính:

Loại 1: Đại thực bào

Những tế bào này bao quanh và hấp thụ mầm bệnh và phá vỡ, ăn chúng một cách hiệu quả.

Loại 2: Tế bào lympho

Tế bào lympho giúp cơ thể ghi nhớ những bệnh trước đây đã gặp phải và nhận biết nếu chúng quay lại tấn công lần nữa.

3. Vai trò của các tế bào

3.1. Vai trò của tế bào lympho B

Khi tế bào lympho B phát hiện ra kháng nguyên, chúng bắt đầu tiết ra kháng thể.

Kháng thể là các protein đặc biệt để khóa lại các kháng nguyên.

Mỗi tế bào B tạo ra một kháng thể cụ thể. Ví dụ, một tế bào có thể tạo ra một kháng thể chống lại vi khuẩn gây viêm phổi và tế bào khác có thể nhận ra vi-rút cảm lạnh thông thường.

Kháng thể bám vào vào kháng nguyên, nhưng không tiêu diệt, mà chỉ đánh dấu.

Việc tiêu diệt là công việc của các tế bào khác, chẳng hạn như thực bào.

3.2. Vai trò của tế bào lympho T

Có nhiều loại tế bào lympho T khác nhau:

  • Các tế bào Helper T(tế bào lympho T giúp đỡ) - phối hợp các phản ứng miễn dịch.

Một số giao tiếp với các tế bào khác, và một số kích thích tế bào B tạo ra nhiều kháng thể hơn. Những số khác thu hút thêm nhiều tế bào T hoặc thực bào ăn tế bào.

  • Các tế bào Killer T(tế bào lympho T gây độc tế bào) - như tên gọi, các tế bào T này tấn công các tế bào khác, đặc biệt hữu ích để chống lại virus. Chúng hoạt động bằng cách nhận ra các phần nhỏ của virus ở bên ngoài các tế bào bị nhiễm bệnh và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh.

Hệ thống các tế bào bạch cầu sẽ được phân bổ tại tất cả các vùng trên cơ thể và sẽ tập trung tại các vùng cơ quan trọng điểm như: Lá lách, tuyến ức, tủy xương và các hạch bạch huyết.

 

Các tế bào lympho sẽ tiêu diệt được các mầm bệnh đã từng xâm nhập cơ thể một cách nhanh chóng

Dù biết hệ miễn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển một cơ thể khỏe mạnh thế nhưng không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng sẽ ở trạng thái ổn định nhất mà có thể sẽ bị hao hụt do mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy nên, nếu các bạn có dấu hiệu cơ thể không thực sự khỏe mạnh và nghi ngờ là do hệ miễn dịch đang bị suy giảm thì hãy liên hệ ngay tới bệnh viện